Các thuật ngữ
Từ Kiu Wiki
Phiên bản vào lúc 13:54, ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Chaukiuasia (Thảo luận | đóng góp)
- Kho (Warehouse): là nơi mà bạn lưu trữ các sản phẩm hàng hoá. Nó hoặc là cả một kho thực hoặc một kho ảo. Nó cũng có thể là một cửa hàng hoặc kho lưu trữ.
- Vị trí (Location): Các vị trí được sử dụng để định hình các khu vực lưu trữ trong kho. Ngoài quản lý các vị trí kho nội bộ (kho của bạn), Kiu ERP hỗ trợ quản lý các vị trí kho của nhà cung cấp, kho của khách hàng, hay bộ phận quản lý hàng tồn kho bị mất.
- Lô (lots): Lô là một loạt sản phẩm được xác định bằng một mã vạch hoặc số seri duy nhất. Tất cả các sản phẩm của một lô là cùng một loại sản phẩm. (Ví dụ một bộ 24 chai). Thông thường, việc sản xuất hàng loạt hoặc cung ứng theo nhóm sẽ dẫn đến doanh nghiệp có lô sản phẩm.
- Số seri (Serial number): Số seri là một định danh duy nhất của một sản phẩm cụ thể. Về mặt kỹ thuật, nhiều số seri định danh cho nhiều loại sản phẩm.
- Đơn vị đo lường (Unit of Measure): Xác định số lượng sản phẩm được đo lường. Mét, Pounds, Két gồm 24 chai/lon, kg, ... Đơn vị đo của cùng loại (ví dụ: kích thước) có thể được chuyển đổi cho nhau (m, cm, mm) sử dụng một tỷ lệ cố định.
- Hàng tiêu dùng (Consumable): Là loại sản phẩm mà bạn không cần thiết phải quản lý mức hàng tồn (không biết trước số lượng cần hoặc dự báo), khi cần bạn có thể được cung cấp nhanh chóng. Kiu ERP giả định bạn luôn có đủ lượng hàng cần thiết.
- Có thể dự trữ được (Stockable): Một sản phẩm mà bạn có thể quản lý được mức tồn kho.
- Đóng gói (Package): Một gói có chứa một vài loại sản phẩm (được nhận diện bởi số seri/ lô hàng hoặc không). Ví dụ: Một hộp hàng có thể chứa cả dao và dĩa
- Yêu cầu cung ứng (Procurement): Là một yêu cầu cho một số lượng sản phẩm cụ thể đến một địa điểm cụ thể. Yêu cầu cung ứng được tự động kích hoạt căn cứ trên các tác vụ: đơn bán hàng, quy định hàng tồn kho tối thiểu, và các quy luật mua hàng. Kiu ERP hỗ trợ bạn kích hoạt thực hiện các yêu cầu cung ứng một cách tự động. Khi việc cung ứng được kích hoạt tự động, bạn cần chú ý các trường hợp ngoại lệ (ví dụ như một sản phẩm nên được mua từ một người bán, nhưng lệnh kích hoạt yêu cầu cung ứng không xác định được nhà cung cấp).
- Các lộ trình (Routes): Các lộ trình xác định các bước đi sản phẩm phải tuân theo. Lộ trình có thể được áp dụng hay không, tùy thuộc vào sản phẩm, chi tiết đơn hàng, nhà kho, ... Để thực hiện một yêu cầu cung ứng, hệ thống sẽ tìm kiếm các quy luật của lộ trình được quy định đối với các sản phẩm liên quan / đơn đặt hàng.
- Quy luật thúc đẩy (Push rules): Quy luật thúc đẩy được kích hoạt khi sản phẩm được đưa đến một địa điểm kho cụ thể. Hệ thống sẽ tự động di chuyển sản phẩm đến địa điểm kho mới. Quy luật thúc đẩy có thể được áp dụng hay không phụ thuộc vào lộ trình có thích hợp hay không.
- Quy luật cung ứng (Procurement Rules or Pull Rules): Quy luật cung ứng mô tả phương thức cung ứng tại một địa điểm kho cụ thể được hoàn thành ví dụ.: sản phẩm xuất từ kho nào (vị trí nguồn), yêu cầu cung ứng là MTO hay MTS, ...
- Nhóm cung ứng (Procurement Group): Các lộ trình và các quy tắc xác định việc luân chuyển hàng tồn kho. Đối với mọi quy tắc, một loại tài liệu được cung cấp: Chọn, đóng gói, giao hàng theo thứ tự, Mua hàng, ... Việc luân chuyển hàng được nhóm theo loại chứng từ tương tự nếu vị trí giao hàng và yêu cầu cung ứng giống nhau.
- Luân chuyển hàng tồn kho (Stock moves): Luân chuyển hàng tồn kho thể hiện sự luân chuyển của hàng hóa và nguyên vật liệu giữa các địa điểm kho.
- Số dư hàng tồn kho (Quantity on hand): Số lượng hàng của một sản phẩm cụ thể tại thời điểm hiện tại ở trong một nhà kho hoặc địa điểm.
- Số lượng ước tính (Forecasted Quantity): Số lượng sản phẩm bạn có thể bán cho một kho hoặc địa điểm cụ thể. Nó được xác định bằng: Số lượng hàng có sẵn - Đơn đặt hàng giao trong tương lai + Hàng mua nhập kho trong tương lai+ Hàng sản xuất nhập kho trong tương lai.
- Quy luật cung ứng thêm (Reordering Rules): Nó xác định các điều kiện để Kiu ERP tự động kích hoạt một yêu cầu cung ứng (yêu cầu cung ứng đối với một nhà cung cấp hoặc thực hiện một đơn hàng sản xuất). Nó được kích hoạt khi số lượng ước tính (cần nhập thêm) đáp ứng các quy luật về hàng tồn kho tối thiểu.
- Trung tâm phân phối tổng hợp (Cross-Dock): Sản phẩm sẽ được chuyển từ nơi sản xuất đến Cross- docking theo những lô hàng lớn, tại đây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo những yêu cầu cần thiết của khách hàng, rồi gửi đi cho khách hàng. Do được chuẩn bị đầy đủ, nên khi chở đến nơi, hàng sẽ đưa vào sử dụng ngay mà không cần qua kho nữa.
- Vân chuyển tắt (Drop-Shipping): là phương pháp thực hiện bán lẻ mà một cửa hàng không lưu giữ sản phẩm được bán trong kho của mình. Thay vào đó, khi một cửa hàng bán một sản phẩm cụ thể, không có sản phẩm lưu kho mà họ mua sản phẩm từ một bên thứ 3 và vận chuyển trực tiếp cho khách hàng
- Chiến lược tính giá hàng tồn kho (Removal Strategies): các chiến lược để sử dụng nhằm xác định giá hàng tồn kho, Ví dụ: phương pháp FIFO, LIFO, FEFO.
- Chiến lược xác định vị trí (Putaway Strategies): Chiến lược sử dụng để xác định vị trí của một loại sản phẩm cụ thể khi vận chuyển đến các địa điểm. (Ví dụ: dây cáp trong giá đỡ 3, kho A)
- Phế liệu (Scrap): Sản phẩm bị hỏng hoặc hết hạn. Kiu ERP hỗ trợ chức năng loại bỏ sản phẩm hỏng/hết hạn ra khỏi kho.