Làm thế nào để phân tích hiệu suất của nhà cung cấp?

Từ Kiu Wiki
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Trang này là một bản dịch của trang Làm thế nào để phân tích hiệu suất của nhà cung cấp? và bản dịch đã hoàn thành 100%.

Nếu công ty của bạn thường xuyên mua sản phẩm từ một số các nhà cung cấp, sẽ rất hữu ích nếu bạn có được các con số thống kê về việc mua hàng của bạn. Có một vài lý do lý giải vì sao bạn nên theo dõi và phân tích việc đặt hàng với nhà cung cấp:

  • Bạn có thể thấy được mức độ phụ thuộc giữa bạn và nhà cung cấp
  • Bạn có thể đàm phán việc giảm giá
  • Bạn có thể kiểm tra thời gian vận chuyển trung bình của một nhà cung cấp
  • vv...

Ví dụ, một nhà bán lẻ sản phẩm công nghệ thông tin đặt hàng loạt đơn hàng mỗi tuần tới các nhà cung cấp sẽ muốn thống kê tổng giá thanh toán cho mỗi nhà cung cấp cũng như thống kê việc giao hàng trễ tính theo mỗi đầu sản phẩm. Những hiểu biết công ty thu thập được sẽ giúp cho chính công ty đó có những phân tích tốt hơn, dự đoán và lên được kế hoạch cho các đơn đặt hàng trong tương lai.

Cấu hình

Cài đặt mô đun Quản lý Mua hàng

Từ menu Ứng dụng (Apps), tìm kiếm và cài đặt mô đun Quản lý Mua hàng (Purchase Management).

(a)

Xuất đơn đặt hàng

Để phân tích hiệu suất của các nhà cung cấp, điều hiển nhiên là bạn cần phải có Yêu cầu báo giá (Request For Quotation) và xác nhận một vài Đơn đặt hàng (Purchase Orders). Nếu bạn muốn biết cách để thiết lập một đơn đặt hàng, hãy đọc tài liệu: Từ đơn đặt hàng đến nhận hóa đơn và nhận hàng.

Phân tích Nhà cung cấp của bạn

Tạo các báo cáo linh hoạt

Bạn có thể truy cập vào báo cáo hiệu suất nhà cung cấp từ menu Báo cáo (Reports). Theo mặc định, báo cáo sẽ nhóm tất cả các đơn đặt hàng vào một bảng chỉnh sửa theo tổng giá, số lượnggiá trung bình theo từng tháng và theo từng nhà cung cấp, Đơn giản bằng cách truy cập vào những báo cáo căn bản nhất này, bạn có thể có được cái nhìn tổng quát về tình hình hiệu suất hiện tại. Bạn có thể thêm các dữ liệu bổ trợ vào báo cáo bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng Phân tích dữ liệu (Measure).

(a)
Mẹo
Bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng + và -, bạn có thể di chuyển lên xuống bản báo cáo của mình để thay đổi cách hiển thị thông tin. Ví dụ, nếu muốn hiển thị tất cả các sản phẩm được mua trong tháng này, bạn chỉ cần nhấp chuột vào biểu tượng + trên trục đứng và chọn “Sản phẩm”.
Bạn có thể sẽ muốn hiển thị báo cáo dưới dạng hình ảnh. Bạn có thể chuyển đổi hình thức hiển thị báo cáo bằng cách nhấp chuột vào 3 loại hiển thị biểu đồ bao gồm: Biểu đồ hình tròn, Biểu đồ hình cột và Biểu đồ đường: Chọn hiển thị theo biểu đồ bằng cách nhấp vào những biểu tượng được khoanh tròn trên ảnh chụp màn hình dưới đây. (a)
Lưu ý:
Ngược lại với bảng chỉnh sửa, đồ thị chỉ có thể được tính toán với một đơn vị độc lập và một đơn vị thay đổi (one dependent and independent measure).

Tùy chỉnh báo cáo

Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh báo cáo mua hàng theo nhu cầu thông qua chức năng Xem tìm kiếm nâng cao (Advanced search view) ở bên phải màn hình, bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng kính lúp ở cuối thanh tìm kiếm. Chức năng này cho phép bạn đánh dấu những dữ liệu bạn muốn trong báo cáo của mình. Bộ lọc (Filters) cũng sẽ rất hữu dụng khi bạn có nhu cầu hiển thị một vài danh mục dữ liệu, còn lựa chọn Nhóm theo (Group by) giúp cải thiện tính rõ ràng của văn bản. Lưu ý rằng bạn có thể lọc và chia nhóm theo bất kì trường hiện có nào, điều này khiến chức năng tùy chỉnh của bạn trở nên rất linh hoạt và hiệu quả.

(a)
Mẹo
Bạn có thể lưu lại và tái sử dụng bất cứ bộ lọc tùy chỉnh nào bằng cách nhấp chuột vào Mục hay dùng (Favorites) từ Xem tìm kiếm nâng cao (Advanced search view) rồi chọn Lưu tìm kiếm này (Save Current search). Bộ lọc đã được lưu này sau đó có thể được sử dụng lại bằng cách lấy ra từ menu Mục hay dùng (Favorites).